Giun xử lý rác thải
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Giun xử lý rác thải

Trên thực tế, việc nuôi giun đất để xử lý ô nhiễm môi trường đã được nhân dân ta áp dụng từ lâu. Kinh nghiệm này đã được phổ biến rộng rãi nhất ở Hà Đông. Nhân dân ở đây thường làm chuồng gà phía trên và nuôi giun đất phía dưới, vì phân do gà thải ra là nguồn thức ăn tốt cho giun đất. Mặt khác nhờ giun đùn đất, tiêu hoá và thải ra chất hữu cơ, mà sau một thời gian, đất ở phía dưới chuồng gà sẽ tơi xốp, rất tốt cho cây trồng. Khi đó, người ta lại chuyển chuồng gà ra chỗ khác, cứ như vậy... Chu trình khép kín này khiến cho việc nuôi gia cầm không gây ô nhiễm môi trường.
Nhóm nghiên cứu đã triển khai thí điểm mô hình xử lý rác hữu cơ bằng giun thay thế các phương pháp xử lý truyền thống trước đây như đốt hoặc chôn lấp tại 5 hộ nông dân ở xã Lam Hồng (Đông Anh) và khu chợ Bưởi, chợ Long Biên (Hà Nội). Sau đó, mô hình được tự ứng dụng tại một số địa phương khác như Mê Linh, Từ Liêm, Hoàng Mai.
Theo đó, rác thải được thu gom từ các hộ gia đình, các khu chợ và được lựa chọn, phân loại riêng trước khi đem ủ. Thấy rác thải có dấu hiệu hoại mục thì thả giun vào. Như vậy, vô hình chung, rác thải hữu cơ đã trở thành thức ăn nuôi giun.
Điều đáng nói là theo ghi nhận từ những người nông dân đang trực tiếp ứng dụng mô hình xử lý rác thải bằng giun đất thì sử dụng phân từ rác hữu cơ do giun xử lý để bón rau xanh mang lại hiệu quả rất tốt và đảm bảo an toàn cho người sử dụng; đặc biệt lấy giun nuôi gà, vịt rất nhanh lớn, khỏe mạnh, thịt chắc, ăn ngon, mang lại lợi nhuận kinh tế cao.Người dân không tốn tiền mua thuốc trừ sâu, phân hóa học, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Mỗi năm, cả nước thải ra khoảng 15 triệu tấn chất thải rắn, trong đó 80% rác thải sinh hoạt , 17% chất thải công nghiệp, 1% chất thải độc hại và 2% là chất thải khác. Chỉ tính riêng Hà Nội, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt ước khoảng 5.000 tấn/ngày đêm, khối lượng rác tăng trung bình 15%/năm. Dự báo đến năm 2015, thành phố sẽ không còn chỗ chôn rác. Việc tìm ra các biện pháp xử lý rác hiệu quả, ít tốn kém, có thể sử dụng ở ngay tại các gia đình sẽ góp phần giải bài toán khó này.
Tuy nhiên, băn khoăn của các nhà khoa học hiện nay là việc nhân rộng mô hình không hề đơn giản bởi nó liên quan đến thói quen phân loại rác tại nguồn. “Rất khó vận động người dân bỏ riêng rau cỏ, nilon, chai lọ... mỗi thứ ra một túi riêng. Thói quen của bà con ta là cứ cho tất cả các loại rác thải vào chung một bao tải rồi vứt ra lề đường cho nhân viên vệ sinh chở đi bãi rác là xong”. TS Hối nói. Bên cạnh đó, người dân phải nuôi giun, gia đình phải có không gian rộng rãi mới có thể đảm bảo việc dùng giun xử lý rác thải tại nhà. “Nếu không có sự ủng hộ, sự nhiệt tình tham gia của người dân thì mô hình này hay kể cả những mô hình về sau cũng sẽ mau chóng tiêu tan như rất nhiều dự án xử lý rác thải trước đó” TS Huỳnh Thị Kim Hối buồn rầu nhận xét.
quahieuo- Đồng sáng lập
- Tổng số bài gửi : 38
Điểm : 130
Join date : 31/01/2013

» Xử lý khí thải từ các lò thiêu đốt chất thải
» xử lý nước thải sử dụng chế phẩm sinh học giúp làm sạch nước thải
» Xử lý khí thải lò hơi đốt dầu F.O
» Xử lý rác thải ở một số nước Châu Á
» Xử lý rác thải ở nông thôn
» xử lý nước thải sử dụng chế phẩm sinh học giúp làm sạch nước thải
» Xử lý khí thải lò hơi đốt dầu F.O
» Xử lý rác thải ở một số nước Châu Á
» Xử lý rác thải ở nông thôn
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
|
|