Green Ideas
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để đăng bài/thảo luận

Join the forum, it's quick and easy

Green Ideas
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để đăng bài/thảo luận
Green Ideas
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

SÓNG THẦN LÀ GÌ? sóng thần xuất hiện khi nào?

Go down

SÓNG THẦN LÀ GÌ? sóng thần xuất hiện khi nào? Empty SÓNG THẦN LÀ GÌ? sóng thần xuất hiện khi nào?

Bài gửi by quahieuo Fri Apr 12, 2013 5:26 am

►SÓNG THẦN :
SÓNG THẦN LÀ GÌ? sóng thần xuất hiện khi nào? 9k=
là loại sóng dài đơn độc, truyền trên mặt biển, gây nên do động đất ngầm dưới nước, do sự hoạt động của núi lửa ở đáy biển, do hiện tượng sụt đất và thời gian gần đây do sức mạnh của các cuộc thử bom nguyên tử nổ trên đại dương. Thuật ngữ tsunami (sóng thần) bắt nguồn từ tiếng Nhật: tsu nghĩa là cảng, nami là sóng. Thuật ngữ này rất thích hợp, vì ST là những hiện tượng chủ yếu xảy ra ở vùng ven bờ, đem lại sự thiệt hại và tổn thất cho các cảng và vùng ven bờ. Phần lớn ST phát sinh ở vành đai địa chấn đứt gãy phía tây Thái Bình Dương. ST có thể chuyển động với tốc độ trên 1.000 km/h (600 hải lí/giờ). Ở ngoài khơi đại dương chúng chỉ cao từ 0,5 - 1 m, nhưng khi vào bờ độ cao đạt đến hàng chục mét. Trong số 355 lần quan trắc ST thì 308 lần xảy ra ở khu vực Thái Bình Dương, 26 lần ở Đại Tây Dương và 21 lần ở Địa Trung Hải. Sự xuất hiện ST có thể dự đoán được, vì sóng địa chấn (sóng âm) truyền qua đại dương, nhanh hơn rất nhiều so với ST và có thể ghi nhận tại các trạm địa chấn sớm hơn ST mấy giờ đồng hồ. Sau tai hoạ ST đã tàn phá ở đảo Haoai năm 1946, làm chết 173 người và thiệt hại tổng cộng tới 25 triệu USD, ở Thái Bình Dương người ta đã tổ chức một cơ quan thông báo về ST. Các trạm địa chấn ghi thời gian và vị trí động đất, nếu chấn tâm ngoài của nó nằm dưới nước thì có thể dự đoán ST.


►Vì sao động đất lại có sóng thần?

Khi có động đất, nước biển xao động hình thành nên sóng lớn và đổ ào ào vào đất liền, đó chính là sóng thần. Khi sóng lớn đổ vào đất liền tuỳ theo tình hình của vịnh biển mà có thể có biến đổi. Ví dụ, vùng vịnh có ba phía là đất liền hình chữ “V” thì chiều cao của sóng sẽ cao gấp 3 – 4 lần.

Vào năm 1933, ở miền Uie của Nhật Bản trong cơn động đất đã có sóng thần, sóng biển đã dâng lên đến 25 mét. Trong khi đó, ở vùng vịnh Tokyo sóng chỉ cao bằng một nửa. Rõ ràng ở trường hợp sau vịnh biển tương đối an toàn.

Không chỉ động đất gây nên sóng thần mà núi lửa ở đáy biển cũng có thể gây ra sóng thần. Ngoài ra, khi tiến hành các thí nghiệm gây nổ lớn ở biển cũng đưa đến các chấn động (thay đổi khí áp) mạnh hình thành sóng thần.
quahieuo
quahieuo
Đồng sáng lập
Đồng sáng lập

Tổng số bài gửi : 38
Điểm : 130
Join date : 31/01/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết