Green Ideas
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để đăng bài/thảo luận

Join the forum, it's quick and easy

Green Ideas
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng kí để đăng bài/thảo luận
Green Ideas
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Ô nhiễm môi trường gây nên các cơn bão khủng khiếp

Go down

Ô nhiễm môi trường gây nên các cơn bão khủng khiếp Empty Ô nhiễm môi trường gây nên các cơn bão khủng khiếp

Bài gửi by truclamld Tue May 28, 2013 9:30 pm

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là ông Amato Evan từ trường Đại học Virginia, xác định được một đám mây mù, thường được gọi là "đám mây nâu Châu Á', bay lơ lửng trên bầu trời phía bắc Ấn Độ Dương, Ấn Độ và Pakistan.

Đám mây dày vài kilomet này chứa các hạt bồ hóng màu nâu có thành phần các-bon và sulphate thải ra từ khói nhà máy, khí thải động cơ diesel và sinh khối chưa cháy hoàn toàn.

"Ngoài những tác động đối với sức khỏe được biết đến liên quan đến trạng thái huyền phù trong môi trường khí tạo nên 'đám mây nâu châu Á’, chúng tôi cho rằng các trận bão nhiệt đới có sức tàn phá mạnh là hậu quả của tình trạng khí thải nhà kính gây ô nhiễm trong khu vực", các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí ‘Nature’ số ra ngày 3/11/2011.

Các nhà khoa học đã nghiên cứu số liệu về các cơn bão ở vùng biển Ả-rập trong khoảng thời gian từ 1979-2010.

Theo số liệu, khu vực này trước đây chỉ có trung bình hai hoặc ba cơn bão mỗi năm. Cường độ các cơn bão khá yếu mặc dù nhiệt độ nước biển đủ cao, tạo điều kiện thuận lợi cho những cơn bão rất mạnh hình thành.

Hiện tượng gió đổi chiều theo phương thẳng đứng xảy ra khi luồng gió mạnh chuyển động lên phía trên và phía dưới tầng khí quyển theo hướng trái chiều. Ở các tầng thấp hơn, gió thổi từ phía Tây Nam. Ngược lại, ở tầng không khí phía trên, gió thổi từ hướng Đông.

Hiện tượng gió đổi chiều phá tan cơn bão đang hình thành, ngăn cản sự phát triển của những đợt gió xoáy, dấu hiệu chính của các cơn bão nhiệt đới.
Như vậy, mỗi năm vùng biển Ả-rập thường có một vài cơn bão trước hoặc sau mùa mưa, trong đó có một cơn bão đổ bộ vào tháng Năm hoặc tháng Sáu và một vài cơn bão nữa hình thành trong khoảng thời gian từ tháng Tám tới tháng Mười hai, khi hiện tượng gió đổi hướng ít diễn ra.

Tuy nhiên, khoảng hơn mười năm gần đây, diễn biến thời tiết này đã thay đổi. Nhiều cơn bão xuất hiện trong vòng vài tuần ngay trước khi thời kỳ gió mùa bắt đầu.

Một cơn bão mạnh xảy ra hồi tháng 6/1998 đã làm thiệt mạng gần 3.000 người dân ở Gujarat, Ấn Độ.

Tháng 6 năm 2007, cơn bão Gonu mạnh loại 5 (theo thang phân loại Saffir-Simpson) đã khiến 49 người tại Oman và Iran tử vong, gây thiệt hại hơn bốn tỷ đô-la Mỹ. Đây là cơn bão đầu tiên được ghi nhận đã tiến vào Vịnh Oman.

Tháng 6 năm 2010, 26 người ở Pakistan và Oman đã thiệt mạng khi cơn bão Phet mạnh loại 4 tấn công vào khu vực này, gây tổn thất trị giá gần hai tỷ đô-la Mỹ.

Nhóm nghiên cứu cho biết thể tích 'hạt mây nâu’ đã tăng sáu lần kể từ thập kỷ 1930 và hiện tượng ô nhiễm hiện nay đã phá vỡ cấu trúc khí hậu.
Màu tối của hạt mây nâu hấp thụ ánh sáng mặt trời, tạo ra một nguồn nhiệt và làm mát nước đại dương bên dưới. Hiện tượng này sẽ ảnh hưởng đến quy trình lưu thông gió và truyền nhiệt từ biển vào bầu khí quyển.

Từ quan sát trực tiếp và các mô hình trên máy tính, các nhà nghiên cứu kết luận đám mây làm suy yếu hiện tượng chuyển hướng gió, phá bỏ rào cản dẫn tới sự hình thành cơn bão.

Phản ứng dây chuyền

"Nghiên cứu này là một ví dụ nổi bật cho thấy nếu với quy mô lớn, phản ứng của con người, trong trường hợp này là hiện tượng ô nhiễm không khí trên diện rộng trong khu vực do quá trình đốt cháy nhiên liệu không hiệu quả, có thể dẫn đến hậu quả ngoài dự kiến", ông Anjuli Bamzai từ Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ phát biểu.

"Hậu quả có thể là những cơn bão mùa hè với sức tàn phá khủng khiếp rất hiếm gặp hoặc không tồn tại trong khu vực gió mùa này khoảng 30 năm trước đây", ông Bamzai nhận xét.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng các cơn bão vùng biển Ả Rập có thể cực kỳ nguy hiểm bởi chúng hình thành trong một khu vực nhỏ trên đại dương so với những vùng nhiệt đới rộng lớn ở Tây Đại Tây Dương và Tây Thái Bình Dương.

Với lưu vực biển Ả Rập tương đối nhỏ, hơn một nửa số cơn bão hình thành ở đây sẽ đổ bộ vào đất liền. Thậm chí những cơn bão yếu ở vùng biển Ả-rập cũng có thể gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản.

truclamld
Thành viên tâm huyết
Thành viên tâm huyết

Tổng số bài gửi : 41
Điểm : 125
Join date : 30/01/2013

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết